Dịch vụ vận chuyển đường biển hàng hóa quốc tế - Vngrow

Dịch vụ vận chuyển đường biển hàng hóa Quốc tế

Vận chuyển hàng hóa Quốc tế bằng đường biển đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối thị trường toàn cầu và tối ưu chi phí bằng khả năng chuyên chở hàng hóa lớn.

Tùy theo số lượng mỗi lô hàng, Vận chuyển đường biển có 2 phương thức chính để lựa chọn:

  • Vận chuyển hàng hóa full container – FCL thích hợp cho những lô hàng lớn
  • Vận chuyển hàng hóa hàng lẻ – LCL thích hợp cho các chủ hàng có số lượng ít. (Số lượng hàng ít hơn 1 container và sẽ ghép chung cont với các chủ hàng khác)

Giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển không cố định mà có thể thay đổi theo từng thời điểm, từng loại hàng hóa và từng tuyến.

Tối ưu chi phí logistics cùng Vngrow – Công ty vận chuyển hàng hóa Quốc tế chuyên nghiệp

Vngrow là công ty vận chuyển đường biển Quốc tế có thế mạnh là các thành viên nghiệp vụ vững chắc, am hiểu các thông lệ Quốc tế, kinh nghiệm xử lí nhiều tình huống cùng đội ngũ đại lý khắp thế giới có thể làm các case mua bán quốc tế theo Incoterm EXW và DDP (door to door).

Làm hàng Door to Door yêu cầu sự am hiểu về luật pháp cả hai nước, đội ngũ vận hành tốt để theo dõi, xử lí hàng hóa tại nội địa và cả nước ngoài.

Vngrow sẽ tư vấn, giúp bạn tối ưu các chi phí logistics cho lô hàng và theo dõi hàng hóa cẩn thận.

Vận chuyển container đường biển – FCL

Vận chuyển FCL – Hàng hoá của bạn sẽ được đóng trong một container container chỉ chứa hàng của bạn. Hàng sẽ được đóng theo quy cách của bạn, giảm rủi ro hư hỏng hàng hoá và bạn là chủ hàng chịu trách nhiệm cho cả container.

Chi phí vận chuyển container đường biển sẽ tối ưu nếu bạn đi hàng số lượng lớn thay vì vận chuyển đường bay hoặc vận chuyển hàng lẻ – LCL và tuỳ theo nhu cầu của bạn sẽ có các container phù hợp để đóng hàng:

  • Container khô – Dry container – DC
  • Container lạnh – Refer container – RE/RF
  • Container mở nắp – Open top container – OT
  • Cotaniner mặt bằng/cont mở cạnh –  Flat rack container – FR
  • Container bồn – Tank container
  • Container chuyên dụng – Dùng để chở các hàng hoá chuyên biệt

Chon container phù hợp sẽ tối ưu chi phí vận chuyển của bạn.

VD: Hàng gạo được đóng trong container 20’DC là tối ưu chi phí.

Vì tải trọng cho phép của contaienr 20’DC là khoảng 25 tấn, cotainer 40’HC là khoảng 28 tấn.
Nếu đóng hàng bằng container 40’DC chỉ thêm được 3 tấn nhưng các chi phí cầu cảng, cước vận chuyển Quốc tế sẽ tốn chi phí gấp rưỡi đến gấp đôi.

Vận chuyển hàng lẻ LCL

Vận chuyển hàng LCL – Less than Container Load là phương thức vận chuyển phù hợp cho các chủ hàng có số lượng hàng ít, không đủ container và muốn tiết kiệm chi phí vận chuyển thay vì vận chuyển bằng đường hàng không.

Khi vận chuyển bằng phương thức này sẽ có một công ty forwarder gọi là master consol đứng ra gom hàng lẻ từ các forwarder khác và đặt lịch cố định với hãng tàu vận chuyển 1 hoặc vài container một tuần từ cảng xuất đến nhập nào.

Các master consol này chỉ làm việc với forwarder và không làm việc trực tiếp với chủ hàng vì liên quan đến vấn đề phân quyền khai báo hải quan trên cổng thông tin một cửa.

Cách tính cước phí vận chuyển đường biển

Chi phí vận chuyển đường biển bao gồm 2 phần: cước vận chuyển đường biển (Ocean Freight) và Local charges.

O/F (Ocean Freight) không có thuế và đôi lúc sẽ có các phụ phí được tính vào O/F như phụ phí nhiên liệu (LSS), phụ phí kẹt cảng (PCS – Port Congestion Surcharge), phụ phí mùa cao điểm (PSS – Peak Season Surcharge),….

O/F thay đổi liên tục và chu kỳ thường là 1 tháng, ngắn hơn nữa là 15 ngày hoặc 7 ngày với mùa cao điểm.

Giá cước vận tải biển quốc tế còn tuỳ thuộc rất nhiều yếu tố như: hàng đóng bao nhiêu tấn một cont, hàng nặng giá phải cao hơn, hàng hoá có ảnh hưởng vỏ cont không, hàng hoá có nguy hiểm cháy nổ hay không, công ty này có gửi hàng thường xuyên không, thanh toán tốt hay không.

Do đó, nhiều khách hàng mới tham gia xuất nhập khẩu thường hỏi bảng giá cố định cước vận chuyển đường biển Quốc tế. Điều này là rất khó.

Nếu bạn chỉ vận chuyển hàng hóa 1 tuyến và công ty forwarder có hợp đồng với hãng tàu tuyến này thì có thể sẽ có bảng giá cố định, thông thường sẽ là bảng giá hàng lẻ (LCL).

Local charges là phí cảng địa phương và phải chịu thuế. Vngrow sẽ liệt kê các chi phí local charges cho từng trường hợp vận chuyển hàng hóa đường biển.

Cước vận chuyển đường biển – Ocean Freight

  • O/F (Ocean Freight) không có thuế
  • Mốt số các phụ phí được tính vào O/F:
    • Phụ phí nhiên liệu (LSS), phụ phí kẹt cảng (PCS – Port Congestion Surcharge)
    • Phụ phí mùa cao điểm (PSS – Peak Season Surcharge)

O/F thay đổi liên tục và chu kỳ thường là 1 tháng, thời gian ngắn là 1 tuần hoặc như mùa dịch covid 2020-2021 được tính theo giờ.

Phí cảng địa phương – Local charges

  • Local charges có thuế VAT
  • Local charges là khoản phí chi trả cho việc xếp dỡ hàng hóa tại cảng
  • Local charges phải trả ở cả cảng xuất và cảng nhập
  • Local charges hàng xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau
  • Local charges cho mỗi loại container, hàng lẻ ghép cont khác nhau

Chi phí vận chuyển đường biển hàng xuất khẩu

Chi phí hàng nguyên cont xuất khẩu – FCL

    • B/L – Bill of lading: phí làm vận đơn đường biển – Đơn vị (Shipment – Lô hàng) – Bắt buộc
    • THC – Terminal Handling Charge: phí xếp container từ bãi lên tàu – Đơn vị (Container) – Bắt buộc
    • Seal – seal niêm phong container – Đơn vị (Container) – Bắt buộc
    • Telex release (nếu yêu cầu): Phí điện giao hàng – Đơn vị (Shipment – Lô hàng) – Tùy chọn

Telex release thường là do người mua yêu cầu và người bán trả nhưng Vngrow vẫn xếp telex release vào chi phí của người nhập.

Phí này do 2 bên tự thương lượng nhưng mặc định người mua yêu cầu làm telex release thì người bán phải trả.

      • Phí khác (nếu có): Tùy theo thời điểm và nước xuất khẩu – Tùy chọn
        VD:  phí AMS khi xuất hàng đi Mỹ, phí ENS khi xuất hàng đi châu Âu,….

Chi phí hàng lẻ – hàng ghép cont xuất khẩu – LCL

      • B/L – Bill of lading: phí làm vận đơn đường biển – Đơn vị (Shipment – Lô hàng) – Bắt buộc
      • THC – Terminal Handling Charge: phí xếp container từ bãi lên tàu – Đơn vị (Khối – CBM) – Bắt buộc
      • CFS – Container Freight Station: phí xếp vào hàng container – Đơn vị (Khối – CBM) – Bắt buộcPhí khác (nếu có): Tùy theo thời điển và nước xuất khẩu – Tùy chọn
      • Phí khác (nếu có): Tùy theo thời điểm và nước xuất khẩu – Tùy chọn
        VD:  phí AMS khi xuất hàng đi Mỹ, phí ENS khi xuất hàng đi châu Âu,….

Chi phí vận chuyển đường biển hàng nhập khẩu

Chi phí hàng nguyên cont nhập khẩu – FCL

      • D/O – Delivery Order: Phí lệnh giao hàng – Đơn vị (Shipment – Lô hàng) – Bắt buộc
      • THC – Terminal Handling Charge: phí dỡ container từ tàu xuống bãi – Đơn vị (Container) – Bắt buộc
      • CIC – Phí cân bằng container – Đơn vị (Container) – Tùy chọn nhưng gần như là bắt buộc
      • Cleaning fee – Phí vệ sinh container – Đơn vị (Container) – Tùy chọn nhưng gần như là bắt buộc
      • Handling fee: phí theo dõi và xử lí từ lúc lô hàng ra khởi nước xuất khẩu đến lúc nhập khẩu – Gần như bắt buộc
      • Telex release (nếu yêu cầu): Phí điện giao hàng – Đơn vị (Shipment – Lô hàng) – Tùy chọn

Telex release thường là do người mua yêu cầu và người bán trả nhưng Vngrow vẫn xếp telex release vào chi phí của người nhập.

Phí này do 2 bên tự thương lượng. Mặc định người mua yêu cầu làm telex release thì người bán phải trả.

      • Phí khác (nếu có): Tùy theo thời điển và nước xuất khẩu – Tùy chọn

Chi phí hàng lẻ – hàng ghép cont nhập khẩu – LCL

      • D/O – Delivery Order: Phí lệnh giao hàng – Đơn vị (Shipment – Lô hàng) – Bắt buộc
      • THC – Terminal Handling Charge: phí xếp container từ tàu xuống bãi – Đơn vị (Khối – CBM) – Bắt buộc
      • CFS – Container Freight Station: phí xếp hàng từ container vào kho – Đơn vị (Khối – CBM) – Bắt buộc
      • CIC – Phí cân bằng container – Đơn vị (Khối – CBM) – Tùy chọn nhưng gần như là bắt buộc
      • Handling fee: phí theo dõi và xử lí từ lúc lô hàng ra khởi nước xuất khẩu đến lúc nhập khẩu – Gần như bắt buộc
      • Telex release (nếu yêu cầu): Phí điện giao hàng – Đơn vị (Shipment – Lô hàng) – Tùy chọn

Telex release thường là do người mua yêu cầu và người bán trả nhưng Vngrow vẫn xếp telex release vào chi phí của người nhập.

Phí này do 2 bên tự thương lượng. Mặc định người mua yêu cầu làm telex release thì người bán phải trả.

      • Phí khác (nếu có): Tùy theo thời điển và nước xuất khẩu – Tùy chọn

Bạn lưu ý Vngrow không bao giờ cạnh tranh bằng giá, chúng tôi chỉ cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ.

Hướng dẫn cách check cước vận chuyển đường biển Quốc tế

Khi gửi một yêu cầu để kiểm tra cước vận chuyển đường biển bạn cần cung cấp các thông tin đầy đủ theo mẫu bên dưới. Việc cung cấp đủ và chính xác thông tin lô hàng sẽ giúp bạn có giá nhanh và tốt khi chứng minh được tính khả thi của lô hàng với các forwarder hoặc hãng tàu.

      • Incoterm
      • POL – Cảng xuất khẩu (Nếu là incoterm EXW thì cung cấp địa chỉ lấy hàng)
      • POD – Cảng Nhập khẩu (Nếu là incoterm DAP, DPU thì cung cấp địa chỉ giao hàng, incoterm DDP cung cấp thêm giá trị hàng)
      • Q’TY: số lượng bao nhiêu cont, cont loại gì, nếu là hàng lẻ thì bao nhiêu khối, bao nhiêu tấn.
        VD: 2×20’DC, 1×40’FR (hàng nguyên container)
        – Hàng lẻ LCL: 3CBM, 5CBM,…
      • Commodity – Hàng hóa: Tên hàng hóa, hình ảnh đính kèm (nếu có)
      • Spcecial Request – Yêu cầu đặc biệt cho hàng hóa: Nhiệt độ, không được chất chồng, không đặt nằm ngang,….

Khi gửi yêu cầu check giá, bạn nên cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết. Với các hàng hóa là chất lỏng, liên quan đến hóa chất, dễ cháy bạn phải cung cấp MSDS – Material Safety Data Sheet – Bảng hướng dẫn an toàn.
Căn cứ vào MSDS để xác định mức độ nguy hiểm, Forwarder sẽ cung cấp giá cước chính xác cho loại hàng hóa này.

Một số hãng tàu không nhận vận chuyển hàng hóa có mức độ nguy hiểm cao nên việc cung cấp thông tin chi tiết lô hàng là rất cần thiết để forwarder tìm kiếm hãng tàu phù hợp.

Mặt hàng thường phải có MSDS: Mỹ phẩm, nước hoa, than củi, dầu nhớt, hóa chất,….

Nếu hàng lẻ là máy móc có kích thước đặc biệt, bạn nên gửi thêm kích thước để forwarder kiểm tra xem có đóng vừa container không.

Thể hiện sự am hiểu trong quá trình check giá, inquiry chi tiết, forwarder sẽ hiểu bạn là người chuyên nghiệp, rất rành. Họ sẽ cho bạn một mức giá thật tốt để lấy hàng.

Inquiry mập mờ, quá ít thông tin. Forwarder sẽ cho bạn một giá cước cao để tránh khi phát sinh chi phí vẫn còn trong khoảng giá họ có thể cover và họ cũng hiểu bạn là newbie.

Bạn có thể dùng form của Vngrow để check giá vận chuyển đường biển với các forwarder khác. Check giá vận chuyển đường hàng không phải bổ sung DIM – Dimension – Kích thước hàng hóa.

Bạn muốn trải nghiệm dịch vụ của Vngrow vui lòng bấm vào nút: “BÁO GIÁ CƯỚC VẬN CHUYỂN” và để lại thông tin theo form sau, Vngrow sẽ phản hồi bạn trong thời gian sớm nhất!

══════════════════════
Xem thêm tại:
Website: https://www.dichvuxnk.com/
FB: Dịch vụ logistics, xuất nhập khẩu – Vngrow
Email: contact@dichvuxnk.com – stormhuynh@dichvuxnk.com
Hotline: 0901 40 40 20

YÊU CẦU BÁO GIÁ VẬN CHUYỂN 

Bạn vui lòng để lại thông tin, Vngrow sẽ liên hệ
báo giá trong thời gian sớm nhất.