Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu cầu chì, diot, điện trở, tụ điện

Vngrow hướng dẫn bạn chi tiết thủ tục nhập khẩu cầu chì, diot, điện trở, tụ điện dùng trong bảng điện.

Bạn cần xác định HS Code của sản phẩm trước để kiểm tra thủ tục và thuế nhập khẩu.

Mô tả HS Code Thuế NK ưu đãi Trung Quốc Hàn Quốc Nhật Bản  Thái Lan Châu Âu VAT
CO Form E CO Form AK CO Form AK CO Form AJ CO Form VJ CO Form D REX
Cầu chì nhiệt, cầu chì thủy tinh thích hợp dùng cho quạt điện 85361011 25% 0% 5% 5% 30% 30% 0% 4.1% 8%
Cầu chì loại khác thích hợp dùng cho quạt điện 85361091 25% 0% 24% 24% 30% 30% 0% 4.1% 8%
Cầu chì nhiệt, cầu chì thủy tinh – Dòng diện dưới 16A 85361012 25% 0% 5% 5% 30% 30% 0% 4.1% 8%
Cầu chì loại khác – Dòng diện dưới 16A 85361092 25% 0% 24% 24% 30% 30% 0% 4.1% 8%
Cầu chì nhiệt, cầu chì thủy tinh – Khối cầu chì loại sử dụng cho xe có động cơ 85361013 25% 0% 5% 5% 30% 30% 0% 4.1% 8%
Cầu chì loại khác – khối cầu chì loại sử dụng cho xe có động cơ 85361093 25% 0% 24% 24% 30% 30% 0% 4.1% 8%
Cầu chì nhiệt, cầu chì thủy tinh loại khác 85361019 25% 0% 5% 5% 30% 30% 0% 4.1% 8%
Cầu chì loại khác 85361099 25% 0% 24% 24% 30% 30% 0% 4.1% 8%
Diot dùng trong bảng điện 85411000 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 10%
Điện trở dùng trong bảng điện 85334000 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 10%
Tụ điện tantan/ tụ nhôm/gốm một lớp, gốm nhiều lốp/ tụ tantan/ tụ giấy hoặc plastic/ loại khác dùng trong bảng điện 85322100/ 85322200/ 85322300/ 85322400/ 85322500/ 85322900 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 10%

Các sản phẩm dùng trong bảng điện trên thường được nhập khẩu từ Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Hàn, Thái Lan và châu Âu. Hàng hóa nhập từ Mỹ sẽ hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi. 

Chứng từ nhập khẩu sản phẩm trong bảng điện

  • Commercial invoice – Hoá đơn thương mại: ghi rõ thông tin người bán, người mua, số hoá đơn, ngày hoá đơn, phương thức thanh toán, thời gian giao hàng
    Đặc biệt đây là sản phẩm kĩ thuật nên phải ghi rõ model, các thông số như điện áp, dòng điện, công suất
  • Packing list – Phiếu đóng gói hàng hoá: ghi rõ cách đóng gói – bao nhiêu cái/thùng, số lượng từng model

Bill of lading – Vận đơn đường biển: có đủ thông tin người bán, người mua, mô tả chung hàng hoá và mã HS Code, số kiện, số kg.

CO – Chứng nhận xuất xứ: tùy nước bạn khẩu sẽ có các form tương ứng như bảng tra thuế nhập khẩu.

Quy trình nhập khẩu

Đây là hàng hóa thông thường, được hưởng nhiều ưu đãi, bạn chỉ cần làm theo thứ tự từng bước là có thể nhập khẩu.

1/ Kí hợp đồng ngoại thương và đặt cọc cho nhà cung cấp

2/ Kiểm tra bộ chứng từ khi hàng chuẩn bị lên tàu: Commercial invoice, bill of lading và Certificate of Origin

Kiểm tra kĩ các model trên commerical invoice khớp với CO hay không. Nhưng gần như các mã này dù không có CO vẫn được tính thuế 0%.

3/ Nhận thông báo hàng đến, chuẩn bị tên hàng tiếng Việt kèm các thông số sản phẩm chi tiết, mã hàng, quy cách đóng gói để khai báo hải quan.

Bảng dự tính chi phí hàng về HCM

Vngrow tạm tính chi phí nhập khẩu trên 1 CBM vì đây là hàng hóa nhẹ.

Bảng tính chi phí các bạn tự điền vào để tính giá.

Đơn vị tính Chi phí Số lượng Thành tiền Ghi chú
Giá EXW – Giá tại kho
Phí EXW
Giá FOB – Giá giao đến cảng xuất
Cước vận chuyển Quốc tế
CFR/CIF – Giá giao đến cảng nhập
DO – Phí lệnh giao hàng Lô hàng 900.000 1 900.000
THC – Phí bốc xếp tại cảng CBM 200.000 1 200.000
CIC – Phí cân bằng container CBM 130.000 1 130.000
CFS – Phí bốc xếp tại kho CBM 380.000 1 380.000
Handling fee – Phí xử lí hàng của forwarder Lô hàng 750.000 1 750.000
Phí khai báo hải quan Lô hàng 1.300.000 1 1.300.000
Phí hạ tầng cảng CBM 20.000 1 20.000 Chi hộ
Phí lưu kho / vận hành kho CBM/day 5000 5 25.000 Chi hộ
Phí giao hàng nội thành HCM Chuyến 1.000.000 1 1.000.000
Phí dự phòng phát sinh Lô hàng 2.000.000 1 2.000.000 Phí dự phòng phát sinh là 5%, tối

Đây là bảng chi phí nhậu khẩu khi hàng về đến cảng Hồ Chí Minh đầy đủ chi phí, bao gồm cả phí chi hộ sẽ giúp bạn tính giá mua chính xác nhất có thể.

Các bạn có thể dựa trên bảng này để tính chi phí nhập hàng về đến kho và tính đơn giá sản phẩm bằng công thức:

  • Mua hàng incoterm EXW:

(Giá trị hàng EXW + Phí EXW + Cước vận chuyển Quốc tế + Phí nhập khẩu + thuế nhập khẩu)/số lượng

  • Mua hàng incoterm FOB:

(Giá trị hàng FOB + Cước vận chuyển Quốc tế + Phí nhập khẩu + thuế nhập khẩu)/số lượng

  • Mua hàng incoterm CFR/CIF:

(Giá trị hàng CFR/CIF + Phí nhập khẩu+ thuế nhập khẩu)/số lượng

Thông thường, các forwarder khi báo giá một số chi phí sẽ ghi chú là at cost. phí này là các phí của bên thứ ba, họ không nắm được hoặc lười kiểm tra.

Điều này sẽ gây khó khăn cho các bạn khi tính giá mua hàng hóa. Một số sản phẩm có giá trị thấp, biên độ lợi nhuận không nhiều mức độ cạnh tranh phải tính từng ngàn đồng thì việc không xác định được đầy đủ chi phí sẽ ảnh hưởng đến việc tính giá vốn làm sai lệch dự toán của bạn.

Bạn lưu ý đây là bảng tính tham khảo cho khu vực Hồ Chí Minh, số liệu gần như chính xác với thực tế nhưng vẫn sẽ có chênh lệch. Các tỉnh thành khác chỉ cần thay đổi phí giao hàng. 

Bạn có thể liên hệ Vngrow để xác nhận chi phí trước khi nhập hàng. 

══════════════════════
Xem thêm tại:
Website: https://www.dichvuxnk.com/
FB: Dịch vụ logistics, xuất nhập khẩu – Vngrow
Email: contact@dichvuxnk.com – stormhuynh@dichvuxnk.com
Hotline: 0901 40 40 20