Công ty forwarder vận chuyển hàng đi Mỹ

Vngrow là công ty forwarder vận chuyển hàng đi Mỹ với đội ngũ nhiều kinh nghiệm, nghiệp vụ vững chắc, hiểu biết rõ về dịch vụ từ ưu điểm cho đến rủi ro sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, vận chuyển hàng hóa an toàn và nhanh chóng.

Vngrow cung cấp dịch vụ hậu cần cho hàng hóa xuất nhập khẩu tuyến Mỹ.

Vận tải hàng hóa quốc tế đường biển

Vận chuyển đường biển

Vận chuyển hàng nguyên cont FCL và hàng lẻ LCL

Dịch vụ vận chuyển đường hàng không hàng hóa quốc tế

Vận chuyển hàng không

Chuyển hàng air cargo và hàng chuyển phát nhanh

Dịch vụ khai báo hải quan

Khai báo hải quan

Nghiệp vụ vững chắc, kiểm tra kỹ chứng từ, tư vấn thông tin trước khi truyền tờ khai

Vận chuyển hàng xuất khẩu Việt Nam đi Mỹ

Vngrow đã handle nhiều lô hàng xuất khẩu đi Mỹ cho khách hàng với dịch vụ làm hàng theo incoterm DPU, DDP nên bạn hoàn toàn yên tâm khi làm việc cùng một agent có năng lưc làm hàng giao nhận nhóm D.

Cước vận chuyển tốt chỉ là giá trị cộng thêm Vngrow mang đến cho bạn, Vngrow tập trung vào nghiệp vụ quản lý hàng hóa, đặt yêu cầu về an toàn và thông suốt của lô hàng lên hàng đầu.

Có đối tác là các công ty có hợp đồng trực tiếp với hãng tàu, hãng hàng không, Vngrow luôn có space với giá cạnh tranh cho tuyến Mỹ.

Với vận chuyển hàng lẻ LCL đi Mỹ, Vngrow cũng có kết nối chặt chẽ với các master consol để có mức giá cạnh tranh. 

Những lưu ý khi xuất khẩu hàng đi Mỹ

Thủ tục hải quan và tiêu chuẩn nhập khẩu tại Mỹ

Để xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ, nhãn mác sản phẩm cần tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSC), Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC), và các cơ quan liên quan khác. Dưới đây là một số quy định về nhãn mác hàng hóa khi xuất khẩu vào Mỹ:

  • Tiếng Anh: Tất cả các thông tin trên nhãn phải được ghi bằng tiếng Anh.
  • Rõ ràng, dễ đọc: Font chữ, kích thước chữ phải đảm bảo người tiêu dùng dễ dàng đọc được.
  • Thông tin đầy đủ: Bao gồm tên sản phẩm, thành phần, quốc gia sản xuất, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo, số lượng, trọng lượng…
  • Không gây hiểu nhầm: Nhãn mác không được gây hiểu nhầm về nguồn gốc, chất lượng, công dụng của sản phẩm.
  • Danh mục hàng hóa cấm và hạn chế: Ngoài những quy định chung, mỗi tiểu bang tại Mỹ có thể có những quy định riêng về hàng hóa nhập khẩu.

Các quy định cụ thể về nhãn mác:

  • Tên sản phẩm: Tên gọi rõ ràng, chính xác của sản phẩm và phải được ghi bằng tiếng Anh
  • Thành phần: Liệt kê đầy đủ các thành phần có trong sản phẩm, đặc biệt là đối với thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm.
  • Trọng lượng hoặc thể tích: Đơn vị đo lường chính xác của sản phẩm.
  • Tên và địa chỉ nhà sản xuất hoặc nhà phân phối: Thông tin liên hệ của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối ở Mỹ.
  • Nước xuất xứ: Ghi rõ xuất xứ của sản phẩm, ví dụ: “Made in Vietnam”.
  • Thực phẩm:
    • Thành phần: Phải liệt kê đầy đủ thành phần, bao gồm cả chất phụ gia.
    • Hướng dẫn sử dụng: Cách bảo quản, hạn sử dụng.
    • Cảnh báo: Các cảnh báo về dị ứng, chất gây hại.
  • Dược phẩm:
    • Thành phần: Liều lượng, tác dụng phụ.
    • Hướng dẫn sử dụng: Cách dùng, đối tượng sử dụng.
    • Cảnh báo: Các tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Mỹ phẩm:
    • Thành phần: Liệt kê đầy đủ các thành phần.
    • Hướng dẫn sử dụng: Cách sử dụng, đối tượng sử dụng.
    • Cảnh báo: Các tác dụng phụ có thể xảy ra.
  • Đồ chơi:
    • Độ tuổi: Phù hợp với độ tuổi của trẻ em.
    • Chất liệu: Không chứa các chất độc hại.
  • Điện tử:
    • Hướng dẫn sử dụng: Cách lắp đặt, sử dụng và bảo quản.
    • Cảnh báo an toàn: Các cảnh báo về điện giật, cháy nổ.

Khai báo AMS, ISF khi vận chuyển đường biển

Hàng hóa khi vận chuyển sang Mỹ bằng đường biển phải khai báo AMS và ISF. Vận chuyển đường bay không cần khai báo.

  • AMS (Advanced Manifest System) là hệ thống hải quan điện tử của Mỹ. Mọi thông tin về hàng hóa phải được khai báo trên hệ thống này chậm nhất là trước 2 ngày tàu chạy.
  • ISF (Importer Security Filing) là hệ thống kê khai an ninh dành cho hàng đi Mỹ . Song song với việc khai AMS , mọi thông tin về hàng hóa cân được kê khai chậm nhất là trước hai ngày tàu chạy. Trường hợp khai ISF trễ hoặc không khai ISF, nhà nhập khẩu có thể chịu mức phạt lên đến 5000 usd.

ISF là một thông tin rất quan trọng khi làm hàng tuyến Mỹ. Bạn cần lưu ý các ghi chú bên dưới để tránh sai sót.

  1. Người khai báo ISF sẽ là nhà nhập khẩu
  2. Người xuất khẩu cung cấp thông tin cho người nhập khẩu khai báo ISF
  3. Các nhà nhập khẩu thường có broker khai báo hải quan sẽ khai báo luôn ISF cho họ. Nhà nhập khẩu sẽ phải cung cấp thêm POA (Power of Attorney) cho broker để khai báo ISF.

Vngrow ghi chú điều này vì một số công ty xuất khẩu và nhập khẩu đều không nắm quy trình có thể dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm khi có phát sinh. Do đó, bạn cần nắm rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty trong lô hàng để thực hiện. 

Vận chuyển hàng nhập khẩu Mỹ về Việt Nam

Vngrow cung cấp dịch vụ làm hàng theo incoterm EXW, FOB cho các khách hàng có nhu cầu nhập khẩu hàng từ Mỹ về Việt Nam.

Với hàng hóa nhập khẩu số lượng ít <150kg hoặc 1CBM, Vngrow đề xuất bạn sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh Quốc tế để tiết kiệm chi phí EXW. Khi hàng về đến Việt Nam chúng ta sẽ tự mở tờ khai nhập khẩu.

Lô hàng nhập khẩu đường biển từ Mỹ về sẽ không cần khai báo AMS và ISF, bạn chỉ cần book cước qua Vngrow và tập trung vào làm chứng từ nhập khẩu.

Những lưu ý khi nhập khẩu hàng từ Mỹ 

Việt Nam và Mỹ hiện có Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hoa Kỳ (EVFTA), hàng hóa xuất xứ từ Mỹ khi nhập khẩu vào Việt Nam và ngược lại sẽ được hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan.

Bạn có thể sử dụng chứng nhận xuất xứ Form A – C/O Form A để được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt khi nhập khẩu hàng từ Mỹ về Việt Nam.

Hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ phải nhãn mác đầy đủ, chứng từ thể hiện chi tiết thông số sản phẩm khớp với hàng hóa thực tế.

Các cảng biển chính tại Mỹ và thời gian vận chuyển

Danh sách cảng bờ Tây nước Mỹ

  1. Seattle:
    • Thời gian vận chuyển: 27 ngày từ cảng Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh.
    • Đặc điểm: Cảng Seattle là một trong những cảng quan trọng nhất ở Bờ Tây, nổi tiếng với khả năng xử lý container nhanh chóng và hiệu quả. Đây là điểm đến lý tưởng cho hàng hóa từ châu Á, đặc biệt là Việt Nam.
  2. Portland:
    • Thời gian vận chuyển: 19 ngày từ cảng Hải Phòng và 23 ngày từ TP. Hồ Chí Minh.
    • Đặc điểm: Cảng Portland chủ yếu xử lý hàng hóa container và hàng rời. Cảng này có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phân phối hàng hóa đến các khu vực nội địa ở Mỹ.
  3. Oakland:
    • Thời gian vận chuyển: 23 ngày từ cảng Hải Phòng và 26 ngày từ TP. Hồ Chí Minh.
    • Đặc điểm: Cảng Oakland là một trong những cảng chính ở Bờ Tây với khả năng xử lý lượng lớn container. Cảng này có hạ tầng hiện đại và là cửa ngõ chính cho hàng hóa từ châu Á vào Mỹ.
  4. Los Angeles:
    • Thời gian vận chuyển: 23 ngày từ cảng Hải Phòng và 20 ngày từ TP. Hồ Chí Minh.
    • Đặc điểm: Cảng Los Angeles là cảng container lớn nhất tại Mỹ và cũng là một trong những cảng bận rộn nhất trên thế giới. Đây là trung tâm chính cho hàng hóa nhập khẩu từ châu Á.
  5. Long Beach:
    • Thời gian vận chuyển: 23 ngày từ cảng Hải Phòng và 20 ngày từ TP. Hồ Chí Minh.
    • Đặc điểm: Cảng Long Beach là cảng container lớn thứ hai ở Mỹ, ngay sát cạnh cảng Los Angeles. Hai cảng này thường được gọi là “cặp đôi cảng” của Bờ Tây và đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Danh sách cảng bờ Đông nước Mỹ

  1. Houston:
    • Thời gian vận chuyển: 36 ngày từ cảng Hải Phòng và 32 ngày từ TP. Hồ Chí Minh.
    • Đặc điểm: Cảng Houston là cảng lớn nhất ở Bờ Đông và là cảng chính cho hàng hóa từ Mỹ đến Mỹ Latinh. Cảng này cũng là trung tâm quan trọng cho ngành công nghiệp dầu mỏ và hóa chất.
  2. New Orleans:
    • Thời gian vận chuyển: 46 ngày từ cảng Hải Phòng và 32 ngày từ TP. Hồ Chí Minh.
    • Đặc điểm: Cảng New Orleans là một trong những cảng quan trọng cho hàng hóa container và hàng rời. Cảng này có vị trí chiến lược cho việc vận chuyển hàng hóa đến các khu vực nội địa Mỹ qua sông Mississippi.
  3. New York:
    • Thời gian vận chuyển: 33 ngày từ cảng Hải Phòng và 29 ngày từ TP. Hồ Chí Minh.
    • Đặc điểm: Cảng New York và New Jersey là cảng container lớn nhất ở Bờ Đông và là cửa ngõ chính cho hàng hóa nhập khẩu từ châu Âu và châu Á. Đây là trung tâm chính cho thương mại quốc tế và logistics.
  4. Miami:
    • Thời gian vận chuyển: 40 ngày từ cảng Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh.
    • Đặc điểm: Cảng Miami là cửa ngõ chính cho hàng hóa từ Mỹ đến Mỹ Latinh và Caribbean. Cảng này nổi tiếng với khả năng xử lý container nhanh chóng và hiệu quả.
  5. Norfolk:
    • Thời gian vận chuyển: 35 ngày từ cảng Hải Phòng và 37 ngày từ TP. Hồ Chí Minh.
    • Đặc điểm: Cảng Norfolk là cảng container lớn ở Bờ Đông với hạ tầng hiện đại. Cảng này có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phân phối hàng hóa đến các khu vực nội địa Mỹ.

Hướng dẫn tra và book cước vận chuyển xuất nhập khẩu tuyến Mỹ

Để check cước vận chuyển đường biển, bạn cần biết cảng xuất khẩu và cảng nhập khẩu. Vngrow đã cung cấp dánh sách cảng biển tại Mỹ trong bài viết.

Bước 1: Bạn căn cứ theo incoterm để cung cấp thêm thông tin về điều kiện giao hàng.

  • Nhập khẩu theo incoterm term EXW, xuất khẩu theo incoterm DAP, DDU, DDP => Cung cấp địa chỉ nhận hàng tại Mỹ
  • Nhập khẩu theo Incoterm FOB, xuất khẩu theo incoterm CFR, CIF => Cung cấp cảng xuất xuất hàng tại Mỹ

Bước 2: Cung cấp thông tin hàng hóa
Bạn cần cung cấp thông tin cơ bản về tên hàng, HS Code (nếu có thể)

  • Vận chuyển hàng nguyên container – FCL bạn cần cung cấp Gross weight, số lượng container, loại container cần đặt chỗ
  • Vận chuyển hàng ghép container – LCL bạn cần cung cấp Gross weight, số khối, kích thước kiện hàng, ghi chú tính chất mặt hàng hoặc các yêu cầu đặc biệt: không được xoay ngang, không chất chồng, hàng dễ vỡ,….
  • Vận chuyển hàng không bạn cần cung cấp gross weight kích thước kiện hàng để tính trọng lượng quy đổi. Nếu kiện hàng lớn, có kích thước vượt quy định hãng bay sẽ phải vận chuyển đường biển.
    Bạn có thể tham khảo bài viết này để biết cách tính trọng lượng tính phí khi vận chuyển bằng đường bay:

Dịch vụ vận chuyển đường hàng không

Lưu ý: Hàng hóa là chất lỏng, hóa chất, dễ cháy bạn phải cung cấp MSDS – Material Safety Data Sheet – Bảng hướng dẫn an toàn.
Căn cứ vào MSDS để xác định mức độ nguy hiểm, Forwarder sẽ cung cấp giá cước chính xác cho loại hàng hóa này.

May mắn nhờ vào uy tín trong nhiều năm làm việc, Vngrow đã xây dựng được hệ thống đại lý với giá cả cạnh tranh, nghiệp vụ vững chắc để làm hàng mang đến nhiều giá trị cho khách hàng. Bạn có thể book cước vận chuyển hàng đi Mỹ cùng Vngrow.

Hãy an tâm giao lô hàng của bạn cho Vngrow và tập trung vào khai thác thêm khách hàng! 

══════════════════════
Xem thêm tại:
Website: https://www.dichvuxnk.com/
FB: Dịch vụ logistics, xuất nhập khẩu – Vngrow
Email: contact@dichvuxnk.com – stormhuynh@dichvuxnk.com
Hotline: 0901 40 40 20