Đây là case mua hàng theo term EXW.

Lô hàng này giá trị không cao nhưng gặp rất nhiều sự cố gần như có đủ các rủi ro thường gặp khi nhập khẩu hàng Trung Quốc như:

  • Chỉnh sửa C/O Form E để được thuế ưu đãi
  • Khai nợ C/O Form E để lấy hàng và hoàn thuế
  • Bổ sung thông tin Manufacture để làm công bố sản phẩm
  • Đàm phán giao hàng theo Incoterm 
  • Sắp xếp lịch booking, pickup hàng cho kịp tàu
  • Delay booking do bão

Thông tin lô hàng như sau:

  • Incoterm: EXW 
  • Pickup: Nhà máy sản xuất tại Nansha
  • POL: Nansha, China
  • POD: HCM, Vietnam
  • Delivery: Bình Dương
  • Q’TY: 1×20’DC – 293.000 pcs
  • GW: ~6 MT

Lô hàng bắt đầu vào tháng khoảng đầu tháng 7/2019. Chị khách liên hệ Storm Hưng sử dụng dịch vụ tìm nguồn cung ứng. Hưng tìm nhà cung cấp, trao đổi lấy hàng mẫu và add vào group Wechat để trao đổi với người bán. 

Kinh nghiệm mua hàng exw TQ, dịch vụ purchasing mua hàng hộ

Nhà cung cấp gửi mẫu để làm kiểm nghiệm sản phẩm. Thời gian kiểm nghiệm tại Vinacontrol là 5 ngày từ ngày có mẫu. 

Sau khi làm kiểm nghiệm khách hàng thông báo đi công tác nước ngoài 2 tuần.

Lô hàng này ban đầu đặt 1×40’DC nhưng chưa biết nhà cung cấp này thế nào nên giảm xuống còn 1×20’DC.
Thời gian sản xuất 15 ngày, dự kiến sẽ đi vào cuối tháng 7.

Agent của Hưng kiểm tra thông tin nhà cung cấp và cập nhật thông tin là công ty này không có giấy phép xuất khẩu, họ đề xuất sử dụng giấy phép của họ. Lúc này là ngày 15 tháng 7.

Hưng update thông tin với khách hàng và vào group Wechat để trao đổi với nhà cung cấp. 
Ngày 18-07 agent thông báo shipper vẫn chưa sản xuất hàng vì chưa nhận được tiền.
Hưng đã thông báo cho khách hàng thanh toán cho nhà cung cấp để tiến hành tiếp tục lô hàng.
Nhưng khách hàng đang đi công tác và không kí ủy quyền để kế toán ở công ty chuyển tiền.
Khách hàng chỉ yêu cầu Hưng tìm nguồn hàng, trao đổi về thủ tục nhập khẩu, thời gian giao hàng các vấn đề thanh toán khách sẽ tự đàm phám.
Lúc này, Hưng hỏi khách hàng về phương thức thanh toán đã kí kết với nhà cung cấp thì khách hàng mới đồng ý cung cấp hợp đồng cho Hưng xem các điều khoản và Hưng biết là do cả 2 không rõ ràng nên vẫn còn nhập nhằng về thời điểm thanh toán.
Hưng đã thay khách hàng đàm phán lại phương thức thanh toán 30-70%.
Đặt cọc 30%, sản xuất xong + trước khi giao hàng 70%.
Dự kiến ban đầu hàng đi theo lịch tàu này.
Nhập khẩu hàng TQ theo term EXW

Do sản xuất trễ nên không kịp lịch tàu này nên lô hàng phải delay booking.

Nhà cung cấp dự kiến sẽ sản xuất hàng xong vào khoảng 30-07. (Delay lần 1)
Hưng đã thông báo khách hàng sắp xếp thanh toán để pickup hàng cho lịch tàu kế tiếp.

Nhập khẩu hàng TQ theo term EXW - delay booking lần 1

Ngày 29-07, agent báo lại consignee vẫn chưa thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp nên họ không thể pick up được. Khách hàng còn ở nước ngoài chuẩn bị về Việt Nam, không kí lệnh chuyển tiền được.

Delay lần 2

Ngày 01-08 agent update lịch tàu mới CLS: 10-Aug ETD: 12-Aug

Ngày 07-08 agent báo lại shipper vẫn không release (thả) hàng cho họ pick up.

Ngày 10-08 là Closing Time, do đó hàng hóa phải được xử lí xong trong ngày 09-08.

Khách hàng – Consignee đã đi công tác về nhưng còn ở bên Lào, vài ngày nữa mới về VN. Khách hàng yêu cầu thanh toán bằng RMB (Nhân dân tệ) trước cho Shipper – Nhà cung cấp để lấy hàng cho kịp tàu, rồi xử lí sau.

Shipper cung cấp thông tin tài khoản cá nhân của giám đốc để chuyển tiền nhưng Hưng cản lại vì thanh toán cá nhân sẽ rất rủi ro và không hoạch toán thuế với ngân hàng được.

Mua hàng trung quốc thanh toán bằng rmb qua tài khoản cá nhân

Ngày 08-08, agent bên Hưng gửi lại lại thông báo hủy booking vì không thể nhận được thông tin, ảnh hưởng uy tín của họ với hãng tàu.

Delay shipment lần 3

TOÀN BỘ LÔ HÀNG NÀY DELAY LÀ VẤN ĐỀ THANH TOÁN

Khách hàng thanh toán qua 1 dịch vụ, anh này không cho thanh toán tại chi nhánh khác của ngân hàng mà bắt phải về đúng chi nhánh ngân hàng lập hồ sơ thanh toán để kí lệnh chuyển tiền.

Theo thông tin từ khách hàng: từ ngày lập hồ sơ thanh toán đã phải giải trình tại sao seller là 1 cty, beneficiary lại là 1 cty khác.

Cả 2 công ty này đều là của shipper, họ cần tiền vào cty khác để có ngoại tệ hoặc là mua bán 3 bên.

Agent báo là lịch tiếp theo của SITC là thứ 2 tuần sau: CLS: 17-AUG, ETD: 19-AUG

Hưng hỏi agent có lịch nào sớm hơn không thì có lịch COSCO CLS: 14-AUG, ETD: 16-AUG

Giá cước vận chuyển tăng gấp đôi (giảm lợi nhuận). Hưng chấp nhận để hàng đi lẹ, xử lí vấn đề cho khách hàng trước rồi tính sau,

Lịch tàu cosco tháng 8

CLS là ngày 14-Aug – Thứ 4

Nghĩa là khách hàng phải thanh toán trong ngày thứ 2 cho shipper và agent phải đến pickup trong ngày 13 và hoàn thành mọi thủ tục, chậm nhất là chiều thứ 3.

Sáng thứ 2, 11h trưa khách thanh toán cho shipper, có xác nhận chuyển khoản, Hưng gửi ngay cho shipper vào group Wechat nhưng họ vẫn khẳng định phải nhận được tiền mới release hàng.

Hưng nói hết lời với shipper đây là điện chuyển tiền (ủy nhiệm chi), bên tôi đã thanh toán cho ngân hàng rồi, hãy thông báo cho agent của tôi lịch trình cụ thể để họ sắp xếp lấy hàng vào ngày mai.

Shipper vẫn không đồng ý dù chỉ là lịch lấy hàng.

16h30 ngày 12-08 Hưng vừa phải thuyết phục shipper thông báo lịch lấy hàng vừa phải gọi điện, nhắn tin cho agent xin chờ.

Trung Quốc đi trước VN 1 tiếng. 16h30 ở VN thì ở TQ là 17h30, Agent đã hết giờ làm việc nhưng họ vẫn nán lại để chờ kết quả sắp xếp xe container lấy hàng ngày mai.

Agent Ms Yan ở lại công ty đến hơn 19h30 vẫn chưa có thông báo pickup từ shipper nên về nhà. 18h59p giờ VN là 19h59p giờ TQ, khách hàng gửi xác nhận chuyển khoản cho Hưng thì Ms Yan – Agent đã về nhà, không sắp xếp được lịch xe.

Đây là logistics! Ở VN 1 ngày neo xe phí là 1.000.000 VNĐ

Lưu ý: các lịch pick up đều phải sắp xếp trước 1 ngày. Xe cont không để trống và sẽ xếp kín lịch để khai thác tối đa.

Ở các nước phát triển khác, công việc chỉ làm đến hết giờ hành chính còn ngoài giờ họ không xử lí. Đặc biệt là các nước châu Âu, trời có sập thì cũng vào giờ làm việc mới xử lí.

Sáng thứ 3, Hưng vẫn liên hệ với agent nhờ sắp xếp xe để pickup hàng nhưng không được.

Hưng gọi cho shipper push liên tục đến 12h, yêu cầu cho lịch release hàng và kiểm tra tài khoản thường xuyên để agent sắp xếp kéo cont nhưng họ vẫn không đồng ý.

Đến gần 2h chiều, khi chị khách gửi điện ngân hàng xác nhận shipper đã nhận được tiền.

Hưng gọi cho agent để lấy hàng thì được thông báo về bão Lekima đổ bộ vào Trung Quốc.

Cùng thời điểm này 1 lô hàng khác tại Shanghai cũng bị delay do bão.. Lekima là siêu bão lớn nhất từ 2004 đến 2019.

https://tuoitre.vn/video-sieu-bao-lekima-dap-vui-mien-dong-trung-quoc-20190812144823993.htm

Agent thông báo lại không khuyến khích đi hàng vào thời điểm này vì quá gấp và có thể rủi ro.

Delay lần 4

Lịch tàu tiếp theo là ETD: 19 – AUG | ETA: 23 – AUG 

Đây là lịch tàu cuối cùng, không còn delay nữa.

Dịch vụ vận chuyển hàng trung quốc door to door

Đóng hàng còn gặp vấn đề, hàng đóng dư 5 thùng không đóng hết vào cont được. Nhà cung cấp nói bù tiền cho lô hàng tiếp theo.

Hết phần vận chuyển, tiếp đến là phần chứng từ.

Hưng xin nhắc lại thông tin lô hàng này, bạn nào nhập khẩu hàng từ China lưu ý: 
– Incoterm: EXW
– Dùng export lisence của agent và làm C/O
– Lô hàng phải làm công bố, KTCLNN.

Lô hàng này là term EXW, Seller không có export lisence nên phải làm thủ tục xuất khẩu qua một công ty khác.

Mô tả vai trò các bên như sau:

  • CTY A: Seller thực tế – Nhà máy
  • CTY B: Công ty Trading – Công ty ủy thác xuất khẩu – Shipper
  • CTY C: Mua hàng tại VN – Consignee 

Có 2 phương án để xử lí trường hợp này, vì đây là C/O ủy quyền sẽ bị bác và không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi. 
Thuế không có C/O form E: 20%
Thuế có C/O form E: 0%

Hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc thường bị vướng nhiều nhất về C/O form E.

Phương án 1: C/O 3 bên

  • Ô số 1: Công ty B 
  • Ô số 7: Công ty A
  • Ô số 10: INV theo thông tin công ty A
    Ô số 13: Tick third party Invoicing
    Theo trường hợp này thì công ty đứng trên ô số 1 phải làm được C/O và đứng tên trên Bill of lading và tick được Third party.
    Nếu không tích được third party thì đây là C/O ủy quyền và sẽ bị bác. Đa phần ở TQ không tick third party. PA này có thể show tên nhà máy trên C/O làm được công bố.
    Phần này liên quan đến luật tại TQ vì không phải nhà máy nào cũng có thể xin C/O được nên phải rất cẩn thận, tránh bị dính C/O ủy quyền, khi đàm phán phải lưu ý. 

Phương án 2: C/O trực tiếp

  • Ô số 1: Công ty B
  • Ô số 7: Thông tin hàng (không thể hiện công ty A – Manufacture)
  • Ô số 10: INV theo công ty B Toàn bộ chứng từ sửa lại theo thông tin công ty B – Công ty ủy thác xuất khẩu: INV, PL, SC Phương án này thì sẽ thể hiện thông tin Manufacture trên các chứng từ khác để làm công bố. Hưng show thông tin trên Invoice. 
  • ETD: 19-Aug ETA: 23-Aug – Thứ 6

Hàng về rồi thì lúc này bị vướng thông tư 12/BTC, không chấp nhận C/O mới vì ngày 12/09 thông tư này mới có hiệu lực. Hàng về thì một là nằm ở cảng chờ qua 12/09, 2 là muốn lấy hàng gấp thì làm khai quan mà không được chấp nhận C/O.

Công văn hỏa tốc thông tư 12 của tổng cục hải quan

Khách yêu cầu lấy hàng liên tục, nhất quyết thứ 7 lấy hàng hoặc thứ 2.

Sáng thứ 2 ngày 26-08, Hưng vào công ty thì phòng OPS nói đã nhận được C/O và gửi cho phòng thủ tục. 10h sáng phòng thủ tục gọi lên báo C/O bị SAI.

Ô số 9 theo C/O mẫu mới thay vì ghi giá sẽ ghi số lượng hoặc trọng lượng sản phẩm.

Phòng thủ tục đã yêu cầu agent chỉnh sửa số lượng ô số 9 là: 293.000 PCS.

Vậy mà khi C/O gửi về thì ô này lại thể hiện 293 PCS

Trước đó đã confirm C/O qua email chỉnh sửa là 293.000 PCS vậy mà agent vẫn để 293 PCS. Đây là những rủi ro không hề mới trong xuất nhập khẩu.

Hưng thông báo cho khách hàng KHAI NỢ C/O, đóng thuế lấy hàng ra trước, xử lí hoàn thuế sau.

Tờ khai truyền đi trong ngày và Hưng tự đi lấy chứng thư kiểm tra ATTP.

Khai nợ C/O cần có công văn, Hưng đã thông báo cho phòng thủ tục gửi công văn cho khách hàng kí và hẹn sáng mai tự đến lấy để kiểm tra một lần nữa tránh thiếu chứng từ, ảnh hưởng tiến độ. Lúc này là 7h tối.

 5h sáng Hưng chạy lên Bình Dương lấy chứng từ và chạy về công ty lúc 8h20 sáng. Đi và về khoảng 100km. Đưa chứng từ cho phòng thủ tục đi nộp gấp để lấy hàng.

Sau thông quan thì còn phần hoàn thuế và làm Annex Contract (phụ lục hợp đồng) để hoàn thiện chứng từ lô hàng này.

Bài viết này được Hưng viết từ ngày 26-08-2019 đến hôm nay là Quốc Khánh 2-09-2019 thì hoàn thành.

Bài viết này ghi lại toàn bộ diễn biến một lô hàng có kiểm tra chất lượng nhà nước.

Mong giúp được phần nào cho các bạn nào mới vào nghề XNK có thêm kinh nghiệm, tránh bớt rủi ro.

══════════════════════
Xem thêm tại:
Website: https://www.dichvuxnk.com/
FB: Dịch vụ logistics, xuất nhập khẩu – Vngrow
Email: contact@dichvuxnk.com
Hotline: 0901 40 40 20